Khi lựa chọn sàn gỗ cho không gian sống, khả năng chống nước và dễ vệ sinh luôn là những yếu tố hàng đầu được người tiêu dùng quan tâm. Vậy sàn gỗ chịu nước là gì? Có thực sự hiệu quả như quảng cáo? Hãy cùng GECKO Space tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Như đã giới thiệu ở bài về sàn gỗ công nghiệp, không có loại sàn gỗ nào có khả năng chống nước tuyệt đối. Khả năng “chịu nước” ở đây ám chỉ mức độ chống ngấm nước tạm thời của sàn gỗ công nghiệp cao cấp khi tiếp xúc với nước đổ tràn, độ ẩm cao trong thời gian từ vài giờ đến 72 giờ mà không bị cong vênh, phồng rộp hoặc tách lớp.
Khi tìm hiểu về sàn gỗ, các vấn đề xoay quanh “sàn gỗ bị trầy” và “sàn gỗ chống nước” luôn nhận được sự quan tâm lớn. Sàn gỗ chịu nước không chỉ làm tăng độ bền cho sàn nhà mà còn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước, giảm nguy cơ ẩm mốc. Những sàn gỗ chịu nước đồng thời còn có khả năng chống mối mọt và ngăn tình trạng sàn gỗ bị xước do va chạm hay do đồ dùng rơi rớt.
Đối với sàn gỗ chịu nước thì bạn hoàn toàn yên tâm vệ sinh giống như các loại sàn khác. Điều này giúp không gian sống luôn sạch sẽ và khô ráo,ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, ẩm mốc,… giúp an toàn và đảm bảo không khí trong lành cho gia đình đặc biệt khi có người già và trẻ em.
Nếu bạn còn phân vân không biết chọn loại sàn nào phù hợp cho nhà có người già và trẻ em thì tham khảo thêm: “BẠN NÊN CHỌN SÀN GỖ NÀO CHO PHÙ HỢP?“
Sàn gỗ chịu nước thực chất là sàn gỗ công nghiệp được cấu tạo từ 4 lớp chắc chắn, đảm bảo tính liên kết chặt chẽ để đem lại hiệu quả chống nước.
Đặc điểm chung của các loại sàn gỗ công nghiệp là rất sợ nước. Dù sản phẩm cao cấp giá thành cao nhưng nếu như ở môi trường có độ ẩm cao và đi lại nhiều như nhà hàng, nhà xe thì ảnh hưởng vô cùng lớn đối với tuổi thọ sàn. Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn mà chúng ta có thể đánh giá xem chất lượng chống ẩm của sàn gỗ:
Sàn nhà với đặc điểm là ta phải thường xuyên vệ sinh, lau dọn và sẽ trực tiếp tiếp xúc với nước nên việc lựa chọn một bề mặt chống ẩm, chống trầy xước, chống bay màu, bám bẩn, ẩm mốc là vô cùng cần thiết.
Thường để đánh giá lớp bề mặt người ta sử dụng chỉ số AC tức là chỉ số chống mài mòn để đánh giá khả năng chống mài mòn, trầy xước và ngấm nước. Được phân loại từ AC1 đến AC6, trong đó AC6 là cao nhất. Tuy nhiên loại sàn gỗ công nghiệp đa số đạt tiêu chuẩn AC4.
Yếu tố lớn nhất quyết định đến khả năng chống nước của sàn gỗ nằm ở cốt gỗ. Hiện nay có 3 loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến là MFC, MDF và HDF. Trong đó, HDF là loại có khá năng chống ẩm tốt nhất, độ trương nở cũng thấp hơn các loại còn lại. Vì vậy, khi chọn sàn gỗ chịu nước bạn nên chọn loại cốt gỗ HDF.
Với các loại sàn gỗ chịu nước tốt đều có lớp sáp ở cạnh hèm khóa – đây là bộ phận khóa giúp liên kết các ván gỗ với nhau, một phần giúp cho nền nhà được êm ái, hạn chế tiếng kêu. Mặt khác, góp phần trong việc chống thấm cạnh.
Tóm lại, một số thông tin cần ghi nhớ khi lựa chọn sàn gỗ đó chính là cấu tạo của lớp bề mặt đạt tiêu chuẩn gì (nên sử dụng loại từ AC4 trở lên để đảm bảo khả năng chống nước); loại cốt gỗ đó là gì (khuyến nghị nên sử dụng loại HDF là loại cao cấp của sàn gỗ công nghiệp); lớp hèm khóa có được phủ sáp hay không; và các tiêu chí khác nếu có của sàn gỗ như chống trượt, chống cháy, thân thiện với môi trường,…
Khi chọn dịch vụ lót sàn, sau khi chọn thông số của căn phòng, bạn có thể tham khảo các tiêu chuẩn chất lượng của sàn gỗ ở phần thông tin để chọn loại thật sự phù hợp với nhu cầu của bạn.
🎯Hãy tải app GECKO Space ngay để nâng tầm không gian chất của bạn!